Cây hà thủ ô đỏ là một loại cây dây leo và sống lâu năm. Sinh trưởng thân mọc quấn và xoắn vào nhau, mặt ngoài thân cây có màu xanh tía, bề mặt nhẵn, có vân và có rễ phồng thành củ.
Phần lá mọc so le với nhau, có cuống dài. Hình dạng phiến lá hình tim, dài khoảng 4 – 8cm, rộng khoảng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ lá. Hoa có 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn) với đầu nhụy hình mào gà.
Về địa lý phân bổ thì cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ Nghệ An trở ra, tập trung chủ yếu Bắc Bộ như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang.
Hiện nay, hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều vùng phía Bắc và phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.
Trước đây. cây hà thủ đô đỏ được người dân Trung Quốc sử dụng nhiều vì có tác dụng làm trẻ hóa và làm săn chắc da, làm tăng cường chức năng gan, thận và làm sạch máu.
Sử dụng hà thủ đô đỏ cũng giúp điều trị chứng mất ngủ, xương yếu, táo bón và xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, cây hà thủ đô đỏ còn có thể làm tăng khả năng sinh sản, giúp tăng lượng đường trong máu và làm giảm đau nhức bắp thịt. Đặc biệt hơn còn có đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét.
Cây hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol. Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn có chứa 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).
Khi chưa chế biến, hà thủ ô đỏ có chứa 7,68% tannin; 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế biến, còn 3,82% tannin; 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.
Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc Đông y quý giá có giá thành cao, có khả năng giúp ngăn ngừa bạc tóc và trẻ hóa. Chính tác dụng thần kỳ mà hà thủ ô đỏ được rất nhiều người ưa dùng như một cách để kìm hãm lại quá trình lão hóa.
Trên thị trường và trong thiên nhiên có 3 loại hà thủ ô nên có thể khiến người sử dụng nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Nhất là việc nhầm lẫn giữa hà thủ ô nâu và đỏ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ về 3 loại củ này để biết cách phân biệt thật giả khi mua nhé.
– Hà thủ ô đỏ: Có hình dáng gần giống với củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
– Hà thủ ô trắng: Còn được gọi là nam hà thủ ô. Đây là loại cây dây leo, thông thường người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có nhiều nhựa trắng trên thân lá và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.
– Củ nâu: Củ này thường có màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hoặc bầu dục. Lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Trong Đông y, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy.
Tuy nhiên, do trong củ nâu có chứa nhiều hoạt chất tannin nên dễ gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, hại gan và thận.
Thường cây hà thủ ô đỏ được thu hoạch vào tầm tháng 8-10 dương lịch hàng năm, tức vào mùa thu. Sau khi thu hoạch thì cần cắt bỏ hai đầu đi, rửa thật sạch sẽ, các củ to lớn thì cần thái lát thành miếng phơi và sấy khô.
Hà thủ ô đỏ có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách thì bạn có thể biến “thần dược” trở thành “độc dược” đấy. Nếu hà thủ ô đỏ chưa qua chế biến mà đem đi phơi khô rồi nấu nước uống thì chất chát trong hà thủ ô có thể gây viêm thận, bí tiểu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Hà thủ ô đỏ có thể chế biến như sau: Rễ củ được rửa sạch, ngâm nước vo gạo trong 24 giờ, rửa nước lại một lần nữa.
Cho dược liệu vào nồi, rồi cho nước Đậu đen đến ngập với tỷ lệ 1 kg dược liệu và 100g Đậu đen và 2 lít nước.
Nấu đến khi gần cạn, đảo luôn cho thuốc chín đều. Khi rễ củ đã mềm, lấy ra bỏ lõi.
Nếu còn nước Đậu đen thì tẩm phơi cho hết. Đồ phơi như vậy được chín lần là tốt (cửu chưng, cửu sái).
Trị xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh trùng yếu, khó có con: Sắc uống 20g hà thủ ô đỏ, 16g tầm gửi dâu, 16g kỳ tử và 16g ngưu tất.
Trị cholesterol trong máu cao: 900g hà thủ ô tươi rang giòn, nghiền bột. Mỗi lần lấy 15g pha với nước ấm, uống ngày 2 lần, liên tục trong 30 ngày.
Làm tóc, râu trắng hóa đen, khỏe gân xương, bền tinh khí, sống lâu: Lấy 400g hà thủ ô đỏ và 400g hà thủ ô trắng đem ngâm với nước vo gạo trong 4 ngày, sau đó cạo bỏ vỏ, cho vào chõ nấu với đậu đen. Sau khi chín, lấy hà thủ ô đi phơi khô và lặp lại các bước trên 9 lần. Cuối cùng, lấy hà thủ ô sấy khô và tán bột.
320.000 đ
390.000 đ
360.000 đ
399.000 đ
380.000 đ
410.000 đ
450.000 đ
490.000 đ
390.000 đ
420.000 đ
55.000 đ
65.000 đ
220.000 đ
250.000 đ
199.000 đ
220.000 đ
50.000 đ
55.000 đ
275.000 đ
290.000 đ
90.000 đ
100.000 đ
40.000 đ
45.000 đ
110.000 đ
125.000 đ
220.000 đ
250.000 đ
260.000 đ
270.000 đ
250.000 đ
280.000 đ